0
Giỏ hàng0 sản phẩm
Chưa có sản phẩm nào
Đại diện ngành sản xuất phụ kiện hệ thống MEP tại Việt Nam

TIN TỨC

VAN NGĂN CHÁY : Hạt nhân của thiết kế PCCC
01/06/2023
Chia sẻ
Đã copy link
Các van lửa/khói và quạt gió tự động đóng trong các hệ thống HVAC sẽ tạo hiệu quả ngăn sự lan tràn khói, lửa và nhiệt nóng trong trường hợp hỏa hoạn Bài viết của VICKIE LOVELL INTERCODE INC., DELRAY BEACH, FLA.

Dựa trên một theo dõi số liệu của NFPA trong thập kỷ 30, năm 1939 National Board of Fire Underwrites đã gợi ý rằng các  van được lắp trong hệ thống HVAC là để ngăn sự lan tràn của khói, lửa và nhiệt nóng trong các vụ cháy. Từ thời điểm đó, nhiều chuyên gia của ngành khoa học phòng cứu hỏa đã chứng minh được tính hiệu quả của các van lửa/khói , các quạt gió có chức năng đóng tự động trong các hệ thống HVAC đối với việc phong tỏa khói, lửa, nhiệt trong vùng phát khởi, không cho lan tràn ra các vùng lân cận trong công trình. Trên toàn thế giới, các kỹ sư phòng chống cháy và kỹ sư cơ khí liên tục tích hợp các van lửa/khói vào các thiết kế của nhiều công trình xây dựng hiện đại.
---------------
CÁC YÊU CẦU PHÁP LÝ
Van lửa là một thiết bị được lắp đặt trong hệ thống HVAC có thể tự động đóng khi nó nhận được nhiệt độ theo tiêu chuẩn UL 555.

Van khói là một thiết bị lắp trong hệ thống HVAC để kiểm soát sự luân chuyển của khói theo tiêu chuẩn UL 555S. Van kết hợp lửa-khói đảm nhận chức năng của cả van lửa và van khói và nó phải đạt các yêu cầu thử nghiệm của cả hai loại.

Tại Mỹ, các luật hiện hành có những điều khoản yêu cầu các công trình xây dựng phải có khả năng chống khói lây lan. Một số điều luật yêu cầu phải lắp van khói. Phiên bản 2000 của Luật Xây dựng Quốc tế (International Building Code - IBC) giữ nguyên yêu cầu phải có van khói trong các tường hành lang được xếp hạng chống cháy, yêu cầu này cùng kiểu viết như trong các luật trước đây.

Nhưng trong phiên bản 2000, IBC đã thêm một yêu cầu mới là phải có van khói tại các điểm xuyên tường trên trục dẫn khí đóng thay cho yêu cầu hệ thống kỹ thuật kiểm soát khói, đây là yêu cầu bắt buộc trong một số tình huống của hai trong 3 điều luật. Sự thay đổi luật này đã được IBC mới chấp nhận trên cơ sở là nhiều yêu cầu về cấp chống lửa và khói cho sàn và trần trong các luật trước đây đã bị suy yếu hoặc loại trừ khi các bép phun nước được lắp đặt.

Do yêu cầu lắp van khói tại các điểm ống gió xuyên tường sàn trên trục dẫn khí dạng kín là một yêu cầu mới và mặc dù chuyện này liên quan tới chống lan tỏa khói trong công trình thì từ năm 2000 tới nay vẫn có những ý kiến phản đối trong mỗi lần chỉnh lý luật. Luận điểm phản đối van khói dựa trên ý tưởng rằng việc lắp và bảo trì van khói là chi phí "không hợp lý" đối với chủ công trình trong khi nó không tăng tính an toàn cho con người ở trong công trình đó. Tranh cãi vẫn nổ ra trong lần trưng cầu ý kiến cho luật IBC 2012 vào ngày 18 - 19 tháng 5 tại Dallas.


Độ tin cậy và tính hiệu quả của các bép phun nước thường được viện dẫn như một luận cứ cho quan điểm bỏ van khói trên trục dẫn khí. Ủy ban Luật Quốc tế (ICC) đang bầu chọn (thiên vị) cho những thành viên nào kiên quyết phản đối đề xuất bỏ toàn bộ van khói khỏi các điểm xuyên tường trên trục dẫn khí. Mặc dù ICC đã bầu chọn để hỗ trợ cho một vài nghiên cứu lại từ khi đề xuất (lắp van khói) được phê chuẩn thì việc áp dụng van khói cũng vẫn đang diễn ra ở nhiều công trình. Tuy nhiên, câu hỏi về chi phí và hiệu quả của van khói với các công trình có lắp bép phun cứu hỏa thì vẫn còn đó.


NGHIÊN CỨU CỦA AMCA
Năm 2008, AMCA đã hợp đồng với Kofel Assocs. Inc để tiến hành một nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ chủ đề này và làm cơ sở cho các mô hình máy tính hóa. Tài liệu này đã đưa ra hai điểm thú vị sau:

Thứ nhất, không có tài liệu nào ủng hộ cho quan điểm loại bỏ van khói tại các điểm trục dẫn khí xuyên tưởng. Ngược lại, các tài liệu nghiên cứu cho thấy trong 25 năm gần đây, cháy lây lan là một vấn đề đối với an toàn tính mạng con người. Nhiều vụ cháy đã xảy ra với các công trình cho người ở, trong đó có một số yêu cầu của luật xây dựng không quy định cụ thể phải có van khói nhưng có yêu cầu chống lan tỏa khói (có thể bằng van khói). Dữ liệu thu được cho thấy các phương pháp PCCC trong gian đoạn này không quy định rõ khi nào thì không cần van khói, thậm chí không chỉ rõ van khói có được lắp theo luật nói trên hay không.

Thứ hai, tài liệu nghiên cứu cho thấy một nỗ lực mô hình hóa và thử nghiệm toàn diện về lan tỏa khói (theo bề rộng) qua trục dẫn khí trong công trình. Nghiên cứu thêm về mô hình hóa này được hợp đồng với Koffel Assocs. để mở rộng hướng nghiên cứu nhằm chỉ rõ hơn lợi ích của van khói tại các điểm xuyên tường trong các trục dẫn khí của công trình có lắp bép phun cứu hỏa. Báo cáo nghiên cứu và mô hình hóa của Koffel Assocs. đã sắp hoàn thành vào thời điểm bài viết này được đăng và sẽ sớm có trên website của AMCA.

TRANH LUẬN VỀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BÉP PHUN CỨU HỎA
Trung tâm của mọi cuộc tranh luận nhằm quyết định loại bỏ một đặc tính an toàn về lửa, khói để bù lại chi phí cho bép cứu hỏa tự động nằm ở 2 vấn đề: độ tin cậy của hệ thống bép phun tự động và tương quan giá-lợi ích của chúng. Sự thật về những hệ thống bép phun đã không bảo đảm trong nhiều trường hợp không được tranh luận. Tuy nhiên, tần suất và nguyên nhân của những sự cố bép phun gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Khi hệ thống bép cứu hỏa bị liệt thì đám cháy có thể là nguồn cơn gây ra những thảm họa khôn lường.

Độ tin cậy của bép phun bị đưa ra một cách thường xuyên để khuếch trương cho ý kiến chỉ cần lắp chúng mà không cần phải cân nhắc quá nhiều tới các tình huống sự cố do không có một số tính năng. Năm 2009, John Hall từ NFPA đưa ra báo cáo "Kinh nghiệm tại Mỹ về bép phun và các thiết bị dập lửa tự động khác". Dữ liệu cháy được tập hợp từ các báo cáo trong giai đoạn 2003 tới 2006. Trong nghiên cứu này, Hall tuyên bố "bép phun tự động là chi tiết có hiệu quả cao cho toàn bộ hệ thống thiết kế PCCC trong các công trình mà bép phun có mặt trên toàn bộ diện tích xây dựng, chúng thực sự có hoạt động tại 95% vụ cháy đủ lớn để kích hoạt hệ thống. Khi được kích hoạt, chúng hiệu quả trong 96% thời gian, tổng quan thì hệ bép phun hoạt động hiệu quả trong 91% các vụ cháy được báo cáo là có lắp bép phun trong vùng cháy và vụ cháy đủ lớn để kích hoạt hệ thống" .

Năm 1977, một nghiên cứu của NFPA xem xét dữ liệu từ 1986 tới 1995 để đánh giá quy mô lan tràn lửa và khói trong các công trình có và không lắp bép phun. Với các cao ốc (7 tầng trở lên) nghiên cứu chỉ ra rằng 11.4% vụ hỏa hoạn trong các tòa nhà có lắp bép phun gây ra hư hại về khói vượt trên tầng cháy. Với các công trình tầm trung (3 và 6 tầng), 15.7% vụ cháy trong các tòa nhà có lắp bép phun gây ra tổn thất về khói vượt trên tầng cháy trong khi 34.4% vụ cháy trong các công trình không bép phun gây ra các tổn hại tương tự.

Trong khi đó, các nghiên cứu đã không thể chỉ ra được mức độ nghiêm trọng của các tổn hại do khói hoặc khí độc, tức là rất nhiều vụ cháy trong các công trình có lắp bép phun đã có những tổn hại về khói vượt ngoài tầng cháy. Nếu van khói bị bỏ qua trong các công trình lắp bép phun và hệ thống bép phun tự động có vấn đề vì bất kỳ lý do gì thì sự lan tràn khói trong các vụ cháy chắc chắn sẽ tăng lên.

Điểm quan trọng cần lưu ý là cả các báo cáo từ NFPA cho rằng hệ thống bép phun có thể dập khói và các báo cáo về các vụ cháy được dập bằng bép phun đều không cho thấy các bép tiếp tục dập được khói phát sinh. Bài viết của G.W. Mullholland nhan đề "Khói phát sinh và các đặc điểm" đã ghi nhận vào năm 1995 trong Sổ tay Kỹ thuật PCCC một tính toán rằng nếu các hạt bồ hóng tạo ra từ một chiếc ghế bành lót 4kg xốp polyurethane được phân tán đều trong một căn phòng 150 m2 thì ta sẽ không thể nhìn thấy bàn tay khi duỗi thẳng cánh tay trước mặt mình. Thậm chí ngay cả khi các bép phun dập được tắt lửa thì lửa vẫn có thể còn âm ỉ và tạo ra những hạt bồ hóng và khí độc.

Đã có nhiều nghiên cứu về các vụ cháy cho thấy bép phun không thể tiếp cận được điểm cháy do vướng các chướng ngại vật khiến vụ cháy không khác gì khi không có bép phun.

Các chuyên gia khẳng định rằng hệ thống bép phun tự động là rất hiệu quả mặc dù chúng không phải là tuyệt đối. Cộng đồng ngành công nghiệp bép phun, dịch vụ PCCC và cứu hỏa đang liên tục phấn đấu để cải thiện độ tin cậy cho bép phun khi các sự cố về chúng được ghi nhận. John Klote, trong một bài viết nhan đề "Phân vùng và Van khí là căn bản" đã tuyên bố rằng "trong hoàn cảnh các công trình liên tục có những thay đổi về chức năng yêu cầu, về vật liệu, phương thức xây dựng và thiết kế kiến trúc thì có thể đoán được các tình huống sự cố sẽ tăng lên. Do vậy, các công trình trang bị bép phun cần những tính năng khác về phòng chữa lửa và khói để bảo đảm cấp độ bảo vệ trong trường hợp các bép phun gặp sự cố."
Ngoài ra, các nhà sản xuất van, các nhà thầu, nhà lắp đặt và dịch vụ PCCC đang hợp tác với nhau để bảo đảm các van được lắp đúng và được kiểm tra định kỳ một cách chắc chắn.

Các luật lệ về xây dựng có thể kiểm soát về vật liệu được sử dụng trong các công trình để thích hợp với các hệ thống bép phun đã được thiết kế. Tuy nhiên, cả luật xây dựng và các nhà thiết kế đều không thể kiểm soát vật liệu của các đồ dùng trong công trình. Nếu có những đồ dùng bằng vật liệu "không thích hợp" trong công trình thì hệ thống bép phun có thể sẽ không thể phát huy đúng hiệu quả. Do vậy, các hệ thống bép phun cần được hỗ trợ thêm bởi các thiết kế, các hệ thống hoặc thiết bị khác (như van khói chẳng hạn) để giúp kiểm soát khói ngay cả khi các bép hoạt động tốt và đúng.

---------------
KẾT LUẬN
Trên đây chỉ là một vài tranh luận về việc hệ thống HVAC có thể đưa khói ra xa các khu vực cháy hay không. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến về phương pháp tối ưu để kiểm soát khói trong cả các vụ cháy có bép phun và không bép phun. Trong nhiều năm qua, hệ thống đóng chặn là cách tiếp cận tiêu chuẩn để kiểm soát khói.
Tuy nhiên, từ năm 2000, vận hành kiểm soát khói trong hệ thống HVAC không được yêu cầu trong hầu hết các kết cấu xây dựng theo IBC. Không có hệ thống kỹ thuật kiểm soát khói hoặc hệ thống đóng chặn bằng các van trên đường trục cấp thoát khí thì hệ thống HVAC có thể đưa khói đi khắp các nơi mà nó vươn đến. Thậm chí hệ HVAC được đóng chặn mà không có van tương ứng thì nó cũng không ngăn được việc cấp thêm ô-xy cho các điểm cháy và không thể ngăn chặn hoàn toàn khói lưu thông trong hệ thống.
Việc lắp đặt van khói trên trục cấp thoát khí bằng ống gió có thể giúp loại bỏ sự lưu chuyển khói trong hệ thống HVAC.

 

/images/logo.png
Bài viết liên quan
01/06/2023
VAN NGĂN CHÁY : Hạt nhân của thiết kế PCCC
13/03/2024
Van ngăn cháy STARDUCT
01/03/2024
CỬA GIÓ MẠ VÀNG
12/07/2022
Kết nối thang máng cáp Starduct
29/03/2023
TOÀN BỘ CÁC SẢN PHẨM VAN NGĂN CHÁY CỦA STARDUCT ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PCCC
28/06/2022
VAN KIỂM SOÁT KHÓI EIS120
21/09/2022
NSCA LẬP ĐỈNH MỚI TRONG THỬ NGHIỆM VAN NGĂN CHÁY CÁCH NHIỆT
Thành công
Thêm vào giỏ hàng thành công
Thành công
Đăng nhập thành công
Thất bại
null
Thất bại
Vui lòng đăng nhập để xem chi tiết!