0
Your cart0 Products
There are no products yet
Đại diện ngành sản xuất phụ kiện hệ thống MEP tại Việt Nam

NEWS

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG TIÊU ÂM GIẢM ỒN
13/07/2024
Share
Đã copy link
Các từ chuyên môn cần hiểu rõ và phân biệt trong các sản phẩm tiêu âm, louver tiêu âm

Một số khái niệm cơ bản của Tiêu âm và Louver tiêu âm :

Hiệu suất giảm ồn của Tiêu âm : Ký hiệu là IL, viết tắt của từ INSERTION LOSS. Đơn vị đo là dB
2. Hiệu suất giảm ồn của louver tiêu âm: Ký hiệu là TL, viết tắt của từ TRANSMISSION LOSS.Đơn vị đo là dB
3. Giống và khác nhau của IL và TL: Transmission Loss (TL) và Insertion Loss (IL) đều là các khái niệm liên quan đến sự giảm mức độ âm thanh hoặc tín hiệu, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng:
Giống nhau:
•  Đơn vị đo lường: Cả TL và IL đều được đo bằng decibel (dB).
•  Mục đích: Cả hai đều đo lường mức độ suy giảm độ ồn qua một thiết bị tiêu âm hay louver tiêu âm.
Khác nhau:
Transmission Loss (TL):
•  Định nghĩa: TL là mức độ suy giảm độ ồn khi nó truyền qua louver tiêu âm. 
•  Ứng dụng: Để tính toán hiệu quả giảm ồn của louver tiêu âm khi áp dụng (Độ ồn sau louver tiêu âm)
Insertion Loss (IL):
•  Định nghĩa: IL là mức độ suy giảm độ ồn khi nó truyền qua tiêu âm.
•  Ứng dụng: Để tính toán hiệu quả giảm ồn của louver tiêu âm khi áp dụng (Độ ồn sau tiêu âm)

Tại sao có hai khái niệm TL và IL mặc dù chúng gần như giống nhau
Mặc dù TL và IL đều đo lường mức độ suy giảm độ ồn, nhưng chúng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau. TL tập trung vào đo lường mức độ suy giảm độ ồn qua một louver tiêu âm, trong khi IL tập trung vào đo lường mức độ suy giảm độ ồn sau một tiêu âm. Việc có hai khái niệm này giúp xác định rõ ràng hơn nguyên nhân và vị trí của sự suy giảm độ ồn của các hệ thống khác nhau, TL thể hiện khả năng giảm ồn của mặt bên kia của louver tiêu âm (Thường là bên ngoài, bên kết thúc...) còn IL thể hiện khả năng giảm ồn sau khi lắp thêm một tiêu âm nối tiếp vào hệ thống (Bên trong, khép kín...)

4. SỤT ÁP hay còn gọi là TRỞ KHÁNG tiếng Anh là “Static Pressure Drop" là sự giảm áp suất tĩnh khi không khí hoặc chất lỏng di chuyển qua tiêu âm hoặc louver. Nó biểu thị mức độ cản trở mà tiêu âm hoặc louver tác động lên dòng khí đi qua nó.

5. Lưu tốc hay Lưu tốc mặt là từ dịch từ tiếng Anh “Silencer Face Velocity” là tốc độ không khí di chuyển qua bề mặt bên trong của silencer. Nó thường được đo bằng feet mỗi phút (fpm) hoặc mét mỗi giây (m/s). Tốc độ này được tính bằng cách lấy lưu lượng không khí (ACFM) chia cho diện tích mặt cắt ngang còn lại (Free Area) của tiêu âm hoặc louver (ft² hoặc m²)

6. Phân biệt dB và dB(A) : Đơn vị dB (decibel) và dB(A) (decibel có trọng số A) đều được sử dụng để đo mức độ ồn, nhưng chúng có một số điểm khác biệt quan trọng:

dB (decibel): Đây là đơn vị đo lường mức độ âm thanh hoặc áp suất âm thanh. Nó là một thang đo logarit, có nghĩa là mỗi lần tăng 10 dB thì mức độ âm thanh tăng gấp 10 lần. dB được sử dụng để đo lường âm thanh mà không có bất kỳ trọng số nào, tức là không điều chỉnh theo cách mà tai người cảm nhận âm thanh. dB tính toán được qua phép tính logarit.

dB(A) (decibel có trọng số A): Đây là đơn vị đo lường mức độ âm thanh có trọng số, điều chỉnh theo cách mà tai người cảm nhận âm thanh. Tai người nhạy cảm hơn với các tần số âm thanh trong khoảng từ 500 Hz đến 6,000 Hz, và dB(A) phản ánh điều này bằng cách áp dụng một bộ lọc trọng số A. Điều này làm cho dB(A) trở thành một thước đo chính xác hơn về mức độ ồn mà con người cảm nhận. dB(A) là kết quả của máy đo độ ồn hay mức ồn mà tai người nghe được.

Ví dụ, một âm thanh có mức độ ồn 70 dB có thể được cảm nhận là 65 dB(A) nếu nó nằm ngoài dải tần số mà tai người nhạy cảm nhất.

Alex Dao, NSCA

/images/logo.png
Related Articles
13/07/2024
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG TIÊU ÂM GIẢM ỒN
04/10/2024
So sánh VAV box và CAV
08/07/2022
29/03/2023
MỘT SÁNG CHẾ CỦA NSCA ĐƯỢC CẤP GCN KIỂM ĐỊNH PCCC
14/09/2022
AMCA ASIA MEETING IN HCMC, VIETNAM
14/09/2022
AMCA ASIA MEETING IN HCMC, VIETNAM
14/07/2024
NOISE AND REDUCES NOISE METHODS
Success
Add to cart successfully
Success
Logged in successfully
Fail
null
Fail
Please login to view details!